You are welcome

Đôi khi bạn quá khắt khe với người khác, nhưng lại dễ dãi đối với bản thân mình.

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Một vài nét so sánh giữa đường cơ sở của quốc gia ven biển và đường cơ sở của quốc gia quần đảo theo quy định của Công ước luật biển năm 1982.

         Thuật ngữ “đường cơ sở” là cách nói ngắn gọn của từ “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”, tuy nhiên do sau này đường cơ sở này còn là căn cứ để xác định ranh giới của tất cả các vùng biển còn lại nên người ta có xu hướng gọi tắt đi. Những quy định về đường cơ sở của các quốc gia có biển (bao gồm quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo) đã được pháp điển hóa trong Công ước luật biển năm 1982 và là những tiền đề pháp lý quan trọng để các quốc gia dựa vào khi xác định đường cơ sở của mình. Sở dĩ có sự khác nhau giữa đường cơ sở của quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo trong công ước luật biển năm 1982 là do sự khác nhau căn bản về mặt địa hình, lãnh thổ giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, việc quy định đường cơ sở của quốc gia quần đảo là căn cứ để xác định chế độ pháp lý của vùng nước quần đảo nhằm điều hòa lợi ích của các quốc gia hữu quan, một mặt tàu thuyền nước ngoài vẫn được quyền qua lại không gây hại trong vùng nước quần đảo, mặt khác quốc gia quần đảo vẫn có vùng nội thủy của mình được xác lập phù hợp với quy định trong công ước quốc tế.                  
          I.      Những điểm giống nhau giữa đường cơ sở của quốc gia ven biển và đường cơ sở của quốc gia quần đảo
1.     Khái niệm
         Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy hoặc vùng nước quần đảo, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia (nội thủy, vùng nước quần đảo, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).
2.     Cách xác định đường cơ sở
          Phù hợp với thực tế địa hình các quốc gia và luật quốc tế, khoa học luật quốc tế phổ biến hai phương pháp xác định đường cơ sở, đó là phương pháp đường cơ sở thẳng và phương pháp đường cơ sở thông thường. Do vậy các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo đều có thể xác định được đường cơ sở của mình bằng phương pháp đường cơ sở thẳng.
          - Cách xác định đường cơ sở thẳng: Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngấn nước thủy triều thấp nhất.
- Điều kiện khi xác định đường cơ sở thẳng: Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển cũng như không tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo. Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển, các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc là trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hải hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
3.     Ý nghĩa của việc xác định đường cơ sở
          Đường cơ sở - đúng như tên gọi của nó, là cơ sở cho việc xác định phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa). Đường cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định phạm vi lãnh thổ của quốc gia, phạm vi vùng biển có quyền chủ quyền của quốc gia. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của quốc gia ven biển mà còn ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các quốc gia khác. Bởi vậy, khi một quốc gia tuyên bố xác định đường cơ sở của mình phải xem xét, dung hòa giữa lợi ích quốc gia và trật tự chung của thế giới.
         II.   Những điểm khác nhau giữa đường cơ sở của quốc gia ven biển và đường cơ sở của quốc gia quần đảo
1.     Cách xác định đường cơ sở
          a.     Quốc gia ven biển: Các quốc gia ven biển có thể xác định đường cơ sở thẳng theo phương pháp đường cơ sở thông thường quy định tại điều 5 Công ước luật biển năm 1982 hoặc đường cơ sở thẳng quy định tại điều 7 Công ước luật biển năm 1982.
          - Đường cơ sở thông thường: Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải đồ có tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng.
          b.     Quốc gia quần đảo: Theo quy định trong công ước luật biển 1982 quốc gia quần đảo chỉ có thể xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thẳng được quy định tại Điều 47 §1: “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo
2.     Trường hợp áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng
         Khác với các quốc gia quần đảo - việc áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định đường cơ sở mặc nhiên được áp dụng thep quy định tại Điều 47 §1, còn các quốc gia ven biển chỉ có thể áp dụng phương pháp này trong những những trường hợp sau:
           - Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển (Điều 7, §1)
          - Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác (Điều 7, §2)
3.     Điều kiện khi xác định đường cơ sở thẳng
          Ngoài những điều kiện giống với điều kiện khi xác định đường cơ sở thẳng của quốc gia ven biển được quy định tại Điều 7 Công ước luật biển năm 1982, thì khi xác định đường cơ sở thẳng của quốc gia quần đảo còn  phải thỏa mãn những điều kiện khác được quy định tại Điều 47 Công ước luật biển năm 1982, đó là:
          - Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.
           - Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.
4.     Hệ quả của việc xác định đường cơ sở
Khác với các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo xác định đường cơ sở của quốc gia quần đảo còn để nhằm xác định phạm vi của vùng nước quần đảo – thể hiện một chế độ pháp lý rất riêng biệt được quy định tại các Điều 49, 51, 52, 53 Công ước luật biển 1982.
Bên cạnh đó, không giống với các quốc gia ven biển việc xác định đường cơ sở quốc gia quần đảo không trực tiếp xác định được phạm vi của nội thủy mà chỉ là cơ sở để vạch ra đường xác định nội thủy sau này theo theo quy định tại Điều 50: “Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các Điều 9, 10, và 11.”. Như vậy có thể tạm coi, các quốc gia quần đảo có tới “hai đường cơ sở”, một đường cơ sở nhằm xác định lãnh hải và một đường cơ sở nhằm xác định nội thủy.

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Các loại quy phạm pháp luật quốc tế

 
Quy phạm luật quốc tế là một trong những yếu tố cấu thành, là hạt nhân quan trọng của cấu trúc luật quốc tế. Nó được hình thành do các quốc gia và các chủ thể khác thỏa thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa họ với nhau trong từng lĩnh vực nhất định của đời sống quốc tế. Các loại quy phạm pháp luật quốc tế vô cùng phong phú, phản ánh tính đa dạng của quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay. Tùy vào mỗi tiêu chí, mỗi căn cứ riêng, ta lại có thể phân chia quy phạm pháp luật quốc tế thành nhiều loại khác nhau với những đặc điểm, những tính chất riêng biệt, đặc thù.
I.      Khái niệm quy phạm pháp luật quốc tế
         Quy phạm pháp luật quốc tế là quy tắc xử sự được tạo bởi sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.
II.   Các loại quy phạm pháp luật quốc tế.
          Về cấu trúc, quy phạm luật quốc tế có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm các loại chủ yếu sau:
         1.  Căn cứ vào giá trị pháp lý, gồm các quy phạm mệnh lệnh chung(Jus cogens) và quy phạm tùy nghi:
          a. Quy phạm mệnh lệnh chung (Jus cogens):
Jus cogens là một loại quy phạm đặc thù mang trong mình hiệu lực pháp lý tuyệt đối, có tính bắt buộc chung, mang tính khách quan hóa và có giá trị tối cao đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. Quy phạm Jus cogens có giá trị quy định hiệu lực và tính hợp pháp của các quy phạm khác của luật quốc tế, tức là các quy phạm khác phải có nội dung không trái với quy phạm Jus cogens. Mặt khác trong quá trình áp dụng và thực hiện luật quốc tế, các chủ thể không được quyền thay đổi nội dung của  các quy phạm này và hành vi nhằm thay đổi chúng bị coi là vô hiệu ngay từ đầu.
Các quy phạm Jus cogens được thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng như Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển năm 1982, Định ước Hen-xin-ki ngày 1/8/1975 về An ninh và hợp tác các nước châu Âu, Hiệp định biên giới Việt – Trung năm 1999…Ví dụ: theo khoản 7 điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc: “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào”. Nghĩa vụ không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.
b. Quy phạm tùy nghi: Quy phạm tùy nghi là quy phạm mà trong khuôn khổ của nó cho phép các chủ thể luật quốc tế tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên, trong một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Ví dụ: quy phạm về xác định bề rộng lãnh hải của quốc gia ven bờ tối đa không quá 12 hải lý, kể từ đường cơ sở theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
          2. Căn cứ vào phương thức hình thành và hình thức tồn tại gồm các quy phạm điều ước quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế:
          a. Quy phạm điều ước quốc tế (quy phạm thành văn): Quy phạm điều ước là quy phạm được xác định bởi sự thể hiện ý chí, thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế, thể hiện dưới hình thức thức văn bản pháp lý nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đó với nhau.
Quy phạm điều ước được ghi nhận trong các văn bản điều ước quốc tế như Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và năm 1963 về quan hệ ngoại giao, Hiệp định thương mại Việt Nam–Hoa Kỳ ký ngày 13/7/2000…Ví dụ như quy định tại điều 4, hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc: “Hai bên ký kết tiến hành hợp tác nghề cá lâu dài trong vùng đánh cá chung trên tinh thần cùng có lợi
          b. Quy phạm tập quán quốc tế (quy phạm bất thành văn): Quy phạm tập quán là những quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể quốc tế thừa nhận. Các quy phạm tập quán có thể được hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế, từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết khuyến nghị của tổ chức quốc tế hay từ việc thực hiện các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Ví dụ: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền lần hai trở lại thực hiện chức năng sẽ được Bộ trường hoặc Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước nhận đại diện đón tiếp. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, đây chỉ là quy tắc xử sự mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng lại được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.
          3. Căn cứ vào phạm vi tác động có các quy phạm phổ cập (chung) và quy phạm khu vực:
          a. Quy phạm phổ cập (Quy phạm chung, quy phạm phổ biến): Quy phạm phổ cập là quy phạm được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu, có sự tham gia của đại đa số quốc gia trên thế giới và là cơ sở của toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế. Dấu hiệu của quy phạm luật quốc tế phổ cập là tính toàn cầu của nó, hiệu lực pháp lý bắt buộc chung, sự xây dựng và thay đổi nó được thực hiện bằng cả cộng đồng quốc tế nói chung.
          Ví dụ: Các quy phạm trong công ước Viên năm 1961 về Quan hệ ngoại giao, trong Công ước Viên năm 1982 về Luật biển…
          b. Quy phạm khu vực: Quy phạm quốc tế ở khu vực (còn gọi là quy phạm riêng hay quy phạm không phổ biến) là quy phạm chỉ có giá trị bắt buộc với các thành viên điều ước quốc tế cụ thể, trong đó có các quy phạm này. Đó là các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương ở phạm vi khu vực địa lý nhất định. Ví dụ các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), giữa các nước ASEAN, giữa các nước có quan hệ hàng xóm, láng giềng như Việt Nam – Lào, Việt Nam – Trung Quốc …
                                 

Biển mặn

Biển mặn.....
Sáng tác: Trần Thiện Thanh
Trình bày: Quang Lê



Lyric:
Cao ngất Trường Sơn,
Ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn
Tìm về biển Đông,
Tình yêu thành sóng Thái Bình Dương
Rồi từng đêm sương,
Sóng vỗ về ru giấc quê hương
Nhưng quê hương chưa ngủ,
Khi bom đạn tơi bời
Còn nhục nhằn dưới ruộng trên nương.

Tôi thức từng đêm thơ ấu,
Mà nghe muối pha trong lòng
Mẹ là mẹ Trùng Dương,
Gào than từ bãi trước ghềnh sau
Tuổi trời qua mau,
Gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi
Nên năm hăm mốt tuổi,
Tôi đi vào quân đội
Mà lòng thì chưa hề yêu ai.

Người yêu tôi, tôi mới quen mà thôi
Lúc dừng quân trên vùng vừa tiếp thu
Vùng hoang vu bóng dừa bờ cát dài
Gió lên từng chiều vàng
Nàng xõa tóc trên biển xanh

Người yêu tôi hay khóc trong chiều mưa
Lúc màu xanh biển mặn đục sắc mây
Bảo yêu anh em muốn chuyện đôi mình
Như màu xanh biển tình
Trong ngày trời xinh rất xinh.

Tôi đến lại đi,
Xa vắng đời tôi chiến chinh lâu dài
Miệt mài đời trai,
Vượt truông dài che khuất biển xanh
Đẹp tựa trong tranh,
Gót bùn lầy cho lúa thêm xanh
Trong bao lần quân hành,
Tôi qua vùng khô cặn
Mồ hôi thành biển mặn trên môi.